Hotline: 0207.3876.666 (Tư vấn, giải đáp)
  • :
  • :
VÌ MỘT MÔI TRƯỜNG KHÁM CHỮA BỆNH TRONG SẠCH - NƠI NGƯỜI BỆNH ĐƯỢC CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ - BỆNH VIỆN LÀ NHÀ, THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN LÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH!
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cập nhật thông tin đại dịch COVID-19 tính đến 08 giờ00 ngày 12/8/2022 tại tỉnh Tuyên Quang

YTTQ: Từ đầu tháng 8 đến nay, số ca mắc mới COVID-19 trong nước xấp xỉ 2.000 ca/ ngày; Biến thể phụ BA.4, BA.5 đang dần chiếm ưu thế tại các tỉnh phía Nam; Lần đầu tiên sau nhiều tháng, Việt Nam có tên trong danh sách các nước có số mắc mới COVID-19 cao nhất trong tuần.

Tại tỉnh Tuyên Quang

* Số mắc trên địa bàn tỉnh: Trong ngày phát hiện 13 ca dương tính mới (02 Thành phố, 0 Sơn Dương, 08 Yên Sơn, 0 Hàm Yên, 03 Chiêm Hóa, 0 Na Hang, 0 Lâm Bình). Tổng số F0 đã mắc trên địa bản tỉnh là 158.711 bệnh nhân, hiện đang điều trị là: 90 trong đó, tại Cơ sở Y tế 13 bệnh nhân và 77 bệnh nhân điều trị tại nhà, đã khỏi 158.602 người. Tử vong trong ngày: không, cộng dồn 19 bệnh nhân.

Trong ngày tiêm 5.524 mũi (trong đó: mũi 01: 1.325 người; mũi 02: 1.066 người; mũi 03, mũi bổ sung, nhắc lại: 2.169 người; mũi 04: 964 người), tổng số cộng dồn tiêm tại tỉnh từ đợt 1 đến nay: 1.916.550 mũi tiêm; trong đó: mũi 01: 677.187 người; mũi 02: 637.628 người; mũi 03, mũi bổ sung, nhắc lại: 512.894 người; mũi 04: 88.841 người.

+ Tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên tỷ lệ tiêm mũi 1 là 99,9 % (513.276 người còn 6.015 người chống chỉ định chưa tiêm); tiêm đủ 2 mũi là 99,5% (515.344 người); có 78.990 người được tiêm bổ sung để hoàn thành liều cơ bản; Tỷ lệ tiêm mũi 3 là 79,1% (405.575 người); tỷ lệ tiêm mũi 4 là 52,1% ( là 88.841 người/170.600 người theo Kế hoạch 113/KH-UBND tỉnh ngày .

Tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt trên 100% (78.928 trẻ; tiêm đủ 02 mũi đạt 98,7% (78.234 trẻ), tiêm mũi 3 là 31,2% (28.329 trẻ).

Tiêm cho trẻ từ 05 đến dưới 12 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 01 đạt 75,8% (84.983/112.057); tiêm 02 mũi là 39,3% (44.050 trẻ), hiện chưa có phản ứng phụ hoặc tai biến xảy ra

Cập nhật lúc 8h00 ngày 12-8-2022

WHO vẫn cảnh báo dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu và khuyến cáo duy trì các biện pháp ứng phó

Bộ Y tế cho biết trong 7 tháng đầu năm 2022, thế giới ghi nhận hơn 291 triệu ca mắc COVID-19 mới, đưa tổng số ca mắc vượt 582 triệu ca, trên 6,4 triệu ca tử vong. Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của biến chủng Omicron và các biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1. Số ca nhập viện và số ca tử vong đã gia tăng trở lại; trong tháng 7 đã ghi nhận hơn 30 triệu ca mắc mới (tăng gấp 1,7 lần so với cùng tháng trước đó).

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện vẫn cảnh báo dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu và khuyến cáo duy trì các biện pháp ứng phó, nhất là tiêm chủng vaccine.

Về tình hình dịch trong nước, 7 tháng đầu năm 2022, cả nước ghi nhận hơn 9 triệu ca mắc (chiếm 83,9% tổng số ca mắc), hơn 8,5 triệu người khỏi bệnh (94,5%), gần 11 nghìn ca tử vong (0,1%). Riêng trong tháng 7/2022, ghi nhận hơn 33.000 ca mắc mới, 06 ca tử vong; số mắc mới trung bình 1.000 ca mắc mỗi ngày. So với tháng trước, số mắc tăng 22,4%, tử vong giảm 2 ca, tỷ lệ tử vong/mắc là 0,02% (trung bình thế giới là xấp xỉ 1,2%).

Vì sao Bộ Y tế đề xuất vẫn giữ COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A và Việt Nam chưa công bố hết dịch? - Ảnh 1.

Bộ Y tế đề xuất tiếp tục coi COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A và chưa công bố hết dịch COVID-19.

Trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam các biến thể này đã bắt đầu chiếm ưu thế; tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp.

Số ca mắc đang gia tăng trở lại và có xu hướng tiếp tục tăng có thể gây quá tải hệ thống y tế, nhất là trong bối cảnh nguy cơ xảy ra "dịch chồng dịch" do một số bệnh dịch lưu hành khác (cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng...) đang trong mùa cao điểm và khả năng xâm nhập của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính...).

Trước tình hình dịch bệnh trên, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Tiếp tục giữ phân loại bệnh COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A

Theo Bộ Y tế, hiện nay, việc chuyển phân loại bệnh truyền nhiễm từ nhóm A sang nhóm B đối với COVID-19 có những thách thức như: Theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và các văn bản hướng dẫn liên quan, có nhiều quy định khác biệt cần phải điều chỉnh giữa bệnh truyền nhiễm nhóm A và bệnh truyền nhiễm nhóm B như về giám sát tại cửa khẩu, tại cộng đồng; kiểm soát ra, vào vùng có dịch, công bố dịch; phòng lây nhiễm tại cơ sở khám, chữa bệnh; cách ly y tế; điều trị miễn phí; vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm và sử dụng vaccine trong tình trạng khẩn cấp.

Việc huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể, huy động sự vào cuộc của các doanh nghiệp, người dân sẽ không còn được quan tâm đúng mức; người dân có thể có tâm lý chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch

Do đó, trong tờ trình, Bộ Y tế tiếp tục đề xuất vẫn giữ phân loại COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A. Tuy nhiên, Bộ Y tế đề xuất từng bước giảm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, áp dụng linh hoạt, phù hợp một số biện pháp như đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A và một số biện pháp như đối với bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Bộ Y tế đã xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022 - 2023 trên cơ sở Kế hoạch Chiến lược chuẩn bị và đáp ứng COVID-19 của WHO với 2 tình huống:

Tình huống 1: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong ở mức thấp, dịch không còn nghiêm trọng hoặc xuất hiện biến thể mới nhưng ít nghiêm trọng. Đối với tình huống này, các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 sẽ được giảm dần tương tự như đối với các bệnh truyền nhiễm nhóm B để tạo điều kiện cho người dân thích ứng an toàn, linh hoạt với trạng thái bình thường mới.

Tình huống 2: Xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

Đối với tình huống này, các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 sẽ được củng cố và thực hiện nghiêm đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, hạn chế số mắc và tử vong, bao gồm các biện pháp đặc thù như: Giám sát phát hiện; Kiểm soát ra vào vùng có dịch; Cách ly/ theo dõi sức khỏe; Khám, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2; Phòng lây nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Vệ sinh trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt.

Chưa coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành

Theo Bộ Y tế, bệnh lưu hành là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc có tỷ lệ mắc bệnh (hiện mắc/mới mắc) tương đối cao trong một khu vực địa lý hoặc trong một quần thể nhất định.

Như vậy, một bệnh được coi là lưu hành khi có một số tiêu chí cụ thể như sau: (1) Có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh; (2) Tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh; (3) Bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định; (4) Tỷ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được.

Đối với dịch COVID-19, hầu hết các nước trên thế giới có số mắc và tử vong chưa ổn định, xu hướng tăng giảm thay đổi khi có xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện, đồng thời miễn dịch (do vaccine và mắc bệnh) chưa có tính ổn định lâu dài và giảm dần theo thời gian, do đó dịch bệnh có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào.

Theo Bộ Y tế, WHO đã đưa ra kế hoạch kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022 với điều kiện cơ bản là tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 đạt trên 70% dân số trên phạm vi toàn cầu và kiểm soát được số mắc mới và tử vong do COVID-19. WHO cũng khuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.

Trên thế giới, hiện chưa có quốc gia nào chính thức công bố COVID-19 là bệnh lưu hành. Một số nước đã đưa các tiêu chí để xem bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành như chỉ số về tỷ lệ tử vong thấp, tỷ lệ mắc bệnh nặng phải nhập viện giảm và độ bao phủ vaccine cao ở nhiều độ tuổi đặc biệt đối tượng có nguy cơ cao.

Trong thời gian qua, nhiều quốc gia đã từng bước nới lỏng nhiều biện pháp phòng, chống dịch như đối với các bệnh thông thường khác trên cơ sở tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cao (trên 80%) và số ca mắc mới, tử vong giảm trong thời gian gần đây.

Trong nước, mặc dù tình hình dịch COVID-19 đã cơ bản kiểm soát trên phạm vi toàn quốc tuy nhiên số ca mắc đã có xu hướng gia tăng trở lại trong thời gian gần đây và vẫn ghi nhận các ca tử vong, nhiều ca bệnh nặng đang được theo dõi, điều trị.

Việt Nam hiện cơ bản đáp ứng được những điều kiện cần thiết để chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững; tuy nhiên vẫn cần luôn cảnh giác với các biến thể mới của virus, chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh và trước hết đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa việc hoàn thành tiêm mũi 3, mũi 4, tiêm cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi.

Vì sao Bộ Y tế đề xuất vẫn giữ COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A và Việt Nam chưa công bố hết dịch? - Ảnh 5.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa việc hoàn thành tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, mũi 4, tiêm cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi Ảnh: Trần Minh

Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đang được triển khai linh hoạt

Theo Bộ Y tế hiện nay, WHO vẫn cảnh báo dịch COVID-19 là tình trạng đại dịch trên toàn cầu; tại Việt Nam vẫn ghi nhận số mắc, tử vong và đang có xu hướng gia tăng trở lại.

Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đang được triển khai linh hoạt để kịp thời áp dụng khi phát sinh tình huống nguy hiểm hơn.

Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, việc duy trì công bố dịch COVID-19 như hiện nay đảm bảo được sự quan tâm và huy động nguồn lực của toàn thể hệ thống chính trị, xã hội trong công tác chống dịch.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia, các tổ chức trong nước, quốc tế thường xuyên cập nhật, đánh giá tình hình để có điều chỉnh phù hợp và không để bị động trước những diễn biến mới của tình hình dịch bệnh.

Tỉnh Tuyên Quang:

* Tổng số trường hợp nghi ngờ đang được cách ly, theo dõi tại cơ sở y tế, Khu cách ly tập trung và cách ly tại nhà (có Quyết định) là:  13 người:

* Số F0 mới trong ngày: 13 người.
1. Số trường hợp cách ly tại cơ sở y tế:

- Số F0 đang điều trị, cách ly tại cơ sở y tế:  13 người;

- Số F1 cách ly tại cơ sở y tế: 0 người.

2. Số trường hợp cách ly tại Khu cách ly tập trung:

- Số F1 cách ly tập trung: 0 người;

- Số F2 cách ly tập trung: 0 người.

3. Số trường hợp cách ly tại nhà (có Quyết định):

- Số F0 cách ly tại nhà: 77 người;

- Số F1 cách ly tại nhà:  0 người;
- Số F2 cách ly tại nhà: 0 người.

Tình hình diễn biến dịch: 

* Số mắc trên địa bàn tỉnh: Trong ngày phát hiện 13 ca dương tính mới (02 Thành phố, 0 Sơn Dương, 08 Yên Sơn, 0 Hàm Yên, 03 Chiêm Hóa, 0 Na Hang, 0 Lâm Bình). Tổng số F0 đã mắc trên địa bản tỉnh là 158.711 bệnh nhân, hiện đang điều trị là: 90 trong đó, tại Cơ sở Y tế 13 bệnh nhân và 77 bệnh nhân điều trị tại nhà, đã khỏi 158.602 người. Tử vong trong ngày: không, cộng dồn 19 bệnh nhân.

- Số cách ly tại cơ sở y tế: 13 người.

* Tại Bệnh viện Phổi: 0 người.

* Tại Bệnh viện Phương Bắc: 04 người.

* Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh: 03 người.

* Tại Trung tâm Y tế huyện Hàm Yên: 04 người.

* Tại Trung tâm Y tế huyện Chiêm Hóa: 02 người.

* Tại Trung tâm Y tế huyện Sơn Dương: 0 người.

* Tại Trung tâm Y tế huyện Yên Sơn: 0 người.

* Tại Trung tâm Y tế huyện Na Hang: 0 người

* Tại Trung tâm Y tế huyện Lâm Bình: 0 người.

- Xét nghiệm:

+ Mẫu RT-PCR lấy trong ngày 0 mẫu.

+ Số mẫu dương tính: cộng dồn có 158.711 mẫu dương tính.

+ Số mẫu âm tính: 325.566 mẫu

+ Tổng số mẫu đã lấy cộng dồn là: 484.277 mẫu.

 Tình hình tiêm vắc xin phòng COVID-19:

Trong ngày tiêm 5.524 mũi (trong đó: mũi 01: 1.325 người; mũi 02: 1.066 người; mũi 03, mũi bổ sung, nhắc lại: 2.169 người; mũi 04: 964 người), tổng số cộng dồn tiêm tại tỉnh từ đợt 1 đến nay: 1.916.550 mũi tiêm; trong đó: mũi 01: 677.187 người; mũi 02: 637.628 người; mũi 03, mũi bổ sung, nhắc lại: 512.894 người; mũi 04: 88.841 người.

+ Tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên tỷ lệ tiêm mũi 1 là 99,9 % (513.276 người còn 6.015 người chống chỉ định chưa tiêm); tiêm đủ 2 mũi là 99,5% (515.344 người); có 78.990 người được tiêm bổ sung để hoàn thành liều cơ bản; Tỷ lệ tiêm mũi 3 là 79,1% (405.575 người); tỷ lệ tiêm mũi 4 là 52,1% ( là 88.841 người/170.600 người theo Kế hoạch 113/KH-UBND tỉnh ngày .

Tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt trên 100% (78.928 trẻ; tiêm đủ 02 mũi đạt 98,7% (78.234 trẻ), tiêm mũi 3 là 31,2% (28.329 trẻ).

Tiêm cho trẻ từ 05 đến dưới 12 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 01 đạt 75,8% (84.983/112.057); tiêm 02 mũi là 39,3% (44.050 trẻ), hiện chưa có phản ứng phụ hoặc tai biến sẩy ra

Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang thường trực 24/24 để ứng phó tốt nhất với tình trạng khẩn cấp của dịch. Vì sức khỏe của chính bản thân bạn, gia đình và cộng đồng, mọi người dân khi phát hiện, nghi ngờ người có các biểu hiện sốt, ho, khó thở ...hãy báo cho cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi điện thoại đường dây nóng: 0965 361 010 hoặc danh sách danh bạ dưới đây để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Đường dây nóng BCĐ PCD COVID-19 Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang (Hotline) liên hệ.
Tên đơn vị
Lãnh đạo
Cán bộ đầu mối

1. Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang.
*Bs CKII Nguyễn Thành Hưng
Giám đốc Sở  Y tế
ĐT: 0912453556
*Bs CKII La Đăng Tái
Phó Giám đốc Sở Y tế
ĐT: 0912830827
*Ds CKII Nguyễn Thế Yên
Phó Giám đốc Sở Y tế
ĐT: 0915696595
Ths, Bs Lê Đào Bích
Trưởng phòng nghiệp vụ Y, Dược.
ĐT: 0988.826629
2. Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Tuyên Quang.
 
Bs CKII Hoàng Mạnh Hùng
Giám đốc Trung tâm CDC
Hotline: 02073 821 057
Bs Lưu Thanh Hòa
Phó Giám đốc
ĐT: 0915 159 826
CN Hứa Đình Tứ
Khoa KSBT Trung tâm CDC
ĐT: 0373032814
3. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang.
 
Bs CKII Phạm Quang Thanh
Giám đốc Bệnh viện 
ĐT: 0912006187
Bs CKI Nguyễn Tiến Quân
Trưởng khoa truyền nhiễm.
ĐT: 0987492767
4. Bệnh viện phổi tỉnh Tuyên Quang.
Bs CKII Nguyễn Thu Hà
Giám đốc Bệnh viện phổi
ĐT: 0915695696
Bs CKI Nguyễn Thị Ngần
Phó trưởng khoa HSCC.
ĐT: 0982649959 

Mọi thông tin dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, và tại Việt Nam có thể truy cấp các địa chỉ sau:

Bộ Y tế: https://moh.gov.vn/

Báo sức khỏe và đời sống: https://suckhoedoisong.vn/Covid-19-cap-nhat-moi-nhat-lien-tucn168210.html

Sở Y tế: https://soytet quang.gov.vn/

Fanage: https://www.facebook.com/ytetuyenquang/

Zalo: Sở Y tế Tuyên Quang

BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 

SỞ Y TẾ TỈNH TUYÊN QUANG


Tác giả: BCĐ PC DỊCH COVID-19 Sở Y tế Tuyên Quang
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website

Các thông tin trên website chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. Bệnh viện không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Giấy phép thiết lập số: 03/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang cấp ngày 28/12/2014