TỔNG QUAN NƯỚC KHOÁNG THIÊN NHIÊN MỸ LÂM
1. LỊCH SỬ NGUỒN NƯỚC KHOÁNG MỸ LÂM
- Nguồn nước khoáng tại xã Phú Lâm huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được C.Madrolle mô tả lần đầu tiên vào năm 1923
- Năm 1928 F.Blondel đã mô tả sơ bộ nguồn nước dưới tên gọi Nhân Giả (tên gọi địa phương lúc đó).
- Năm 1941 M.Antret đã lấy mẫu nước phân tích lần đầu.
- Năm 1954 nhiều đơn vị địa chất và Y tế đến khảo sát và đánh giá nguồn nước khoáng.
- Năm 1965 Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội xây dựng một cơ sở điều dưỡng nhỏ ở đây với qui mô 30 giường bệnh, tuy nhiên phải bỏ dở vì chiến tranh.
2. TÁC DỤNG CỦA NƯỚC KHOÁNG
Nước khoáng là nước thiên nhiên có tác dụng chữa bệnh. Đây là thuộc tính duy nhất để phân biệt nước khoáng với nước thiên nhiên khác.
Nguyên lí chữa bệnh của nước khoáng là tác động lên cơ thể để huy động các cơ chế bù trừ và thích nghi, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tự điều hoà hồi phục lại các chức năng do bệnh tật và tuổi già làm rối loạn.
Nước khoáng có tác dụng chống viêm, tăng tái tạo tế bào da, cơ, xương, thần kinh, phục hồi chức năng các bệnh nội khoa, ngoại khoa, các bệnh xương khớp, đau thần kinh toạ, các bệnh tai mũi họng như viêm mũi dị ứng, viêm họng…các bệnh tiêu hoá như viêm đại tràng, táo bón…, các bệnh về da như chàm, vẩy nến, ghẻ, nấm…
Liệu pháp điều trị nước khoáng: dùng để uống, ngâm tắm, xông hít, rửa ruột và làm bùn khoáng.
3. TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC KHOÁNG MỸ LÂM
- Đặc điểm lí học: là nguồn nước khoáng có nhiệt độ trung bình 610C, nước trong, không màu, có mùi Sunfua lưu huỳnh khi nước còn nóng, không mùi khi nước đã nguội, vị ngọt, độ PH = 8.1.
- Đặc điểm vi sinh: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kiểm nghiệm ngày 24/11/1975: Vi trùng hiếu khí/01cc là 21; E.Coli <18; vi trùng Welchii=0.
Kết luận: Nước sạch đạt tiêu chuẩn về vi sinh học
- Thành phần hoá học:
+ Theo kết quả phân tích của Tổng cục địa chất tháng 5/1983, kết luận: tên gọi là Nước nóng Silic, Sufuahydro, giàu Fluor với: PH=8,1, H2S=5mg/l, H2SI03=130mg/l, Fluor=11,6mg/l; Nhiệt độ: 610C; Nước sạch đạt tiêu chuẩn vi sinh; Nước không có độc hại về phóng xạ.
+ Theo kết quả phân tích của Viện Hoá học Trung ương ngày 18 tháng 10 năm 1999, thành phần hoá học chính của nước khoáng Mỹ Lâm, gồm:
Cation | Hàm lượng/Lít (mg) | Anion | Hàm lượng/Lít (mg) |
Na+ | 117.4 | Cl | 10.6 |
K+ | 2.05 | CO2 | 77.5 |
Ca++ | 1.80 | HCO3 | 134.2 |
Fe++ | 1.61 | CO3 | 68 |
Cu++ | 0.015 | H2S | 5 |
Zn++ | 0.035 | H2SIO3 | 130 |
Mn++ | 0.05 | NO3 | 0 |
Ag++ | 0.01 | Br | 0 |