Hotline: 0207.3876.666 (Tư vấn, giải đáp)
  • :
  • :
VÌ MỘT MÔI TRƯỜNG KHÁM CHỮA BỆNH TRONG SẠCH - NƠI NGƯỜI BỆNH ĐƯỢC CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ - BỆNH VIỆN LÀ NHÀ, THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN LÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH!

Ghi chú: Dịch vụ "Đắp bùn khoáng" tại Bệnh viện hiện tại tạm thời dừng hoạt động để chờ xây dựng lại. Chi tiết liên hệ: 0207.3876.666.

Lịch sử

Theo các tài liệu khoa học, từ thời Hy Lạp cổ đại, con người đã biết sử dụng bùn khoáng, nước khoáng để ngâm tắm nhằm thư giãn, phục hồi sức khỏe.

Từ năm 1820, phương pháp này được hoàn chỉnh và ngày càng được sử dụng rộng rãi ở châu Âu, nhất là các nước Đức, Pháp, Nga….

Nguồn gốc

Từ những kết quả nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới cho thấy:

- Bùn được hình thành từ các vật chất và yếu tố tự nhiên.

- Là sản phẩm tự nhiên của môi trường trái đất, do sự thoái hóa sinh học của các chất hữu cơ (thảo mộc, cây cỏ và hoa) thông qua quá trình hóa sinh với gần 40.000 năm tuổi.

- Bùn khoáng gồm các chất hữu cơ, vô cơ, các chất có chứa cacbon. Bùn khoáng có màu đen huyền, đa số có mùi thơm, có tính acid, có thể hút nước.

Lợi ích

Tác dụng chữa bệnh của bùn có được nhờ tính chất lý học, hóa học của bùn. Trong đó có tính giữ nhiệt, giữ nước, độ dẻo, quánh, phân tán… Tính chất hóa học của bùn phụ thuộc vào từng loại bùn nhưng hầu hết đều có chứa cacbonat, sunphat, phốt phát, sắt hoặc lưu huỳnh… là những chất có liên quan tới nguồn nước.

Nước khoáng có tác dụng chống viêm, chống rối loạn chức năng do lão hóa; Tăng tái tạo tế bào cơ, xương, thần kinh; Phục hồi chức năng đối với các bệnh nội, ngoại, phụ khoa, các bệnh xương khớp, đau thần kinh tọa, các bệnh tai mũi họng như viêm mũi, viêm họng, các bệnh tiêu hóa như viêm đại tràng, táo bón, các bệnh lý về da...

Với tính chất trên, việc ngâm tắm bùn khoáng, nước khoáng có tác dụng tốt đối với tuyến nội tiết, giúp cân bằng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, các bệnh mãn tính hệ vận động, bệnh da liễu, bệnh thuộc hệ thần kinh ngoại biên, chữa một số bệnh như viêm khớp mạn tính, lao hạch, mất ngủ, đau thần kinh tọa, giảm stress, bệnh vảy nến...

Bên cạnh đó, liệu pháp tắm bùn khoáng còn điều chỉnh rối loạn nội tiết, giúp da đẹp, mịn màng, tươi trẻ và săn chắc.

Cách tắm bùn khoáng

Tăm bùn khoáng rất tốt cho sức khỏe nhưng phải tắm đúng cách. Tắm được chia thành nhiều giai đoạn, chủ yếu gồm những công đoạn chính sau đây:

- Làm sạch cơ thể bằng nước khoáng nóng.

- Sau đó là công đoạn chính: tắm bùn, thoa bùn lên mặt, lên tóc và dội khắp thân thể.

- Sau 15 phút ngâm bùn là phơi nắng, để da có thời gian hấp thụ những khoáng chất trong bùn.

- Phơi nắng xong, cần tắm cho sạch bùn, sau đó ngâm người trong hồ chứa nước khoáng nóng, hồ bơi, thác nước.

Lưu ý:

Sau khi tắm bùn để chữa trị những bệnh lý hay thư giãn sau những ngày làm việc mệt nhọc không nên tắm lại bằng nước lạnh, và nhất là tắm lại bằng xà phòng (vì khi tắm lại bằng xà phòng sẽ làm trôi đi lớp khoáng chất của bùn còn lại trên da làm giảm bớt tính hiệu quả của bùn).

Đối với những người suy tim cấp, khi ngâm tắm toàn thân có thể gây nên các phản ứng như mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, choáng váng.

Cần chú ý nhiệt độ, thời gian tắm của mỗi người khác nhau tùy theo sức khỏe. Sau mỗi lần tắm ngâm toàn thân phải lau khô người và nằm nghỉ 10-20 phút.

Lời kết:

Việc sử dụng bùn, khoáng hình thành do những biến đổi của địa chất, có nguồn gốc từ thực vật như cây, cỏ, hoa bị chôn hoặc từ đất tạo nên tắm bùn, tắm khoáng có ích cho sức khỏe.

 

 

Liên kết website
Chưa có thông tin

Các thông tin trên website chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. Bệnh viện không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Giấy phép thiết lập số: 03/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang cấp ngày 28/12/2014